Bệnh lý khớp thái dương hàm là gì? Triệu chứng như thế nào?

0
200

Một trong những căn bệnh khiến bệnh nhân trở nên mệt mỏi, stress nhất chính là bệnh lý khớp thái dương hàm. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh này trong bài viết dưới đây nhé.

Bệnh lý khớp thái dương hàm là gì?

Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất của phần sọ mặt, khớp gồm diện khớp của xương thái dương và xương hàm dưới cùng các thành phần khác như bao khớp, dây chằng khớp, đĩa khớp, mô sau đĩa. Vai trò của khớp thái dương là giúp cho hàm đóng, mở để thực hiện các hoạt động như ăn, nói, nuốt,…

Bệnh lý viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý rối loạn khớp hàm và các cơ mặt xung quanh dẫn đến tình trạng đau có chu kỳ, co thắt cơ, mất cân bằng khớp nối giữa xương hàm và xương sọ, chức năng của khớp thái dương hàm bị suy giảm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Viêm khớp thái dương hàm là một bệnh lý khá phổ biến, có thể xảy ra ở tất cả mọi đối tượng. Tuy nhiên, nữ giới dậy thì và mãn kinh có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.

Triệu chứng của bệnh lý khớp thái dương hàm

Hình ảnh mô tả triệu chứng TMD, bạn sẽ thấy nó biểu hiện tại rất nhiều cấu trúc cơ quan, ví dụ như ở hàm răng, ở mắt, đau đầu, cổ, thậm chí vấn đề nuốt, ù tai…

Bệnh lý TMD biểu hiện lên những rối loạn về tư thế, rối loạn chức năng và rối loạn cấu trúc.

+ Về mặt tư thế

Dáng đứng bệnh nhân có thể không thẳng, bị vẹo cột sống, đầu nghiêng sang một bên ở cả trong tư thế nghỉ ngơi thư giãn nhất. Khi cười nhìn thấy gương mặt căng thẳng và nụ cười không cân đối khóe mép bên cao bên thấp.

Dấu hiệu rối loạn tư thể nguyên nhân là do sự thay đổi tư thế hàm dưới dẫn đến thay đổi tư thế đầu, tư thế đầu sẽ làm thay đổi toàn bộ kết cấu cột sống.

Với những người có khớp cắn ngược thì đầu hơi hếch lên trên, những người có vấn đề đường thở hẹp hàm đầu lại hơi hướng ra trước. Đây là những biểu hiện điển hình của rối loạn tư thế trong bệnh lý Thái Dương Hàm.

Các biểu hiện tiếp theo có thể ghi nhận tại răng, hệ thống cơ và tại khớp:

+ Các biểu hiện hay gặp ở răng bao gồm: Mòn cổ răng, răng cửa bị xoay – dịch chuyển theo thời gian, mòn mặt nhai, ê buốt cả hàm, đặc biệt tình trạng nứt vỡ răng.

Trường hợp mòn phẳng răng cửa, các răng hàm mòn múi tiến triển nếu chỉ muốn phục hồi răng cửa sẽ cực kỳ khó khăn. Khi đó giải pháp tốt nhất là phục hồi toàn bộ mới đảm bảo chức năng – thẩm mỹ lâu dài.

+ Biểu hiện vùng cơ: Đau cơ góc hàm, đau cơ vùng thái dương hay đau vai gáy, co khít hàm…

+ Biểu hiện ở khớp  

Dễ nhận thấy nhất là há miệng có tiếng kêu hoặc tiếng sột soạt. Bệnh nhân cũng có thể đau vùng mang tai, ù tai, há miệng hạn chế, thậm chí không thể há miệng.

TMD chỉ biểu hiện khi đáp ứng thích nghi không thể bù đắp nổi sự tàn phá do yếu tố nguy cơ tạo ra. Một sự tranh cãi trong nha khoa xuất hiện là có nên điều trị dự phòng bệnh lý Thái Dương Hàm hay không?

Điều trị dự phòng nghĩa là phát hiện ra triệu chứng phải điều trị ngay theo hướng bị TDH. Ví dụ phát hiện rối loạn tư thế sẽ mài chỉnh khớp cắn, làm máng nhai điều chỉnh lại hệ thống đầu mặt. Phát hiện thấy mòn cổ răng là hàn trám sau đó tái tạo lại hướng dẫn răng nanh và có thể chế tác máng nhai nếu miếng trám không ổn định.

Hiện nay quan điểm nha khoa hiện đại là không điều trị dự phòng do các biểu hiện triệu chứng nhẹ TMD gặp quá nhiều, Nếu bệnh nhân khỏe mạnh, có cuộc sống tâm lý, tinh thần tốt thì vẫn có thể chung sống hòa bình với viêm khớp TMD.

Các rối loạn tư thế, hay biểu hiện nhẹ như có tiếng kêu mà không đau, một vài cản trở cắn chúng tôi sẽ không can thiệp mà để theo dõi thêm, đồng thời chỉ cho bệnh nhân một vài bài tập và liệu pháp hành vi kìm hãm bệnh.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nieng-rang-mac-cai-su-gia-bao-nhieu-uu-diem-cua-mac-cai-su/

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.